Thursday, April 7, 2016

Mẹo tăng tốc độ xử lý Windows 10

Đây đều là những cách rất đơn giản nhưng hết sức hiệu quả cho máy tính của bạn lướt nhanh hơn nữa với Windows 10.

Dù bạn không thạo “vọc” máy tính nói chung hay Windows 10 nói riêng, chỉ cần bỏ ra chút ít thời gian đọc và áp dụng những thủ thuật dưới đây bạn sẽ ngạc nhiên vì cỗ máy của mình trở nên chạy “mượt” đến không ngờ.

1. Chặn các chương trình khởi động cùng Windows 

Cũng như những phiên bản Windows trước đây, nhiều PC chạy Windows 10 như “rùa bò” một phần là bởi có quá nhiều chương trình chạy nền được nạp tự động ngay từ khi hệ thống khởi động. Có những chương trình và dịch vụ khởi động cùng Windows rất tiện dụng cho bạn. Nhưng nhiều chương trình có lẽ không cần thiết hoặc rất ít khi bạn sử dụng, vì thế nếu tắt chúng đi chẳng những không bị ảnh hưởng gì mà còn giải phóng được nhiều tài nguyên để hệ thống chạy mượt hơn.


Bạn thực hiện như sau: kích hoạt Task Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl-Shift-Esc hoặc nhấn chuột phải vào chỗ trống trên thanh tác vụ (Taskbar) rồi chọn Task Manager. Nếu cửa sổ Task Manager xuất hiện ở dạng gọn gàng không có thẻ (tab) nào thì bạn nhấn tiếp vào More details ở phần đáy cửa sổ sẽ thấy chi tiết với đầy đủ các thẻ. Bạn có thể làm được nhiều điều với từng thẻ, nhưng chúng ta sẽ chỉ tập trung vào việc tắt các chương trình không cần thiết đã khởi động cùng Windows.

Nhấn vào thẻ Startup, sẽ thấy một danh sách các chương trình và dịch vụ khởi động cùng Windows, thông tin mỗi dòng bao gồm: tên chương trình, nhà cung cấp, khởi động cùng Windows 10 hay không, và ảnh hưởng tới tốc độ nạp Windows 10 ra sao.

Để ngăn không cho một chương trình khởi động cùng Windows, bạn chỉ việc nhấn chuột phải vào nó và chọn Disable. Thao tác này không vô hiệu hóa chương trình hoàn toàn mà chỉ ngăn không cho nó nạp khi hệ thống khởi động, và bạn có thể chạy chương trình bất cứ khi nào muốn. Cũng vậy, nếu về sau bạn muốn chương trình khởi động cùng Windows 10 thì chỉ việc trở lại chuỗi thao tác vừa rồi và chọn Enable thay vì Disable.

Wednesday, April 6, 2016

Mẹo giúp bạn kiểm ổ cứng nhanh chóng

Nếu bạn nghi ngờ ổ cứng máy tính đang gặp vấn đề, hãy thử thực hiện theo 3 phương pháp đơn giản sau đây để kiểm tra nhanh tình trạng của thiết bị này.

Có thể nói, ổ đĩa cứng được xem là thành phần quan trọng nhất của máy tính. Nhưng nếu như gặp phải một số nguyên nhân như sốc điện, nhiễm vi-rút hay một số nguyên nhân khác có thể khiến thiết bị này gặp lỗi, hay thậm chí hư hỏng hoàn toàn.

Vì vậy, với 3 giải pháp đơn giản sau đây, người dùng có thể nhanh chóng chẩn đoán tình trạng của ổ cứng, giúp hạn chế tình trạng hư hỏng và mất dữ liệu sớm nhất có thể.

Sử dụng công cụ có sẵn trên Windows

Windows CHKDSK Tool là công cụ có sẵn trong hệ điều hành, cho phép người dùng tiến hành quét, tìm và phát hiện, sửa chữa các lỗi hệ thống, cũng như đánh giá được tình hình của ổ cứng.

Để sử dụng Windows CHKDSK Tool, bạn hãy nhấn chuột phải vào phân vùng ổ cứng muốn kiểm tra rồi chọn tiếp mục Properties > Tools.

Đối với Windows 7, trong vùng Error-checking, bạn nhấn nút Check now ... và nhấn tiếp Start trong hộp thoại vừa xuất hiện.


Tương ứng với Windows 10, vẫn trong thẻ Tools, bạn nhấn nút Check, sau đó nhấn tiếp nút Scan drive.

Tuesday, April 5, 2016

Những lưu ý quan trọng trước khi nâng cấp máy tính

Một loạt câu hỏi sau đây sẽ đưa ra những đáp án giúp bạn trang bị một chút kiến thức và lập kế hoạch để đảm bảo rằng tất cả mọi thứ trong quá trình nâng cấp diễn ra trôi chảy.

Tại sao nên nâng cấp

Máy tính ngày nay có vẻ dễ nâng cấp, nhưng cũng dễ bị nâng cấp sai mục đích. Trước khi bắt tay tiến hành nâng cấp máy tính, bạn cần phải biết rõ ràng chính xác những gì mình hy vọng đạt được. Nếu chỉ có ý tưởng mơ hồ là muốn "làm cho máy tính của mình chạy nhanh hơn", cuối cùng có lẽ bạn sẽ thất vọng tràn trề.

Bạn cũng sẽ dễ dàng "đốt" hàng đống tiền vào việc nâng cấp và sẽ không giải quyết được vấn đề của mình.

Bộ xử lý, bộ nhớ, ổ lưu trữ và card đồ họa, tất cả đều có thể giúp cho máy tính của bạn nhanh hơn - hoặc ít nhất là có vẻ nhanh hơn. Nhưng bạn có thể không nên chọn nâng cấp những thành phần này một cách ngẫu nhiên và cho rằng sẽ có hiệu quả như mong muốn.

Nên xác định thành phần nào cần nâng cấp.
Vì vậy, hãy xác định lý do tại sao bạn muốn nâng cấp. Vì chương trình trong máy tính mất quá nhiều thời gian để khởi động? Vì tỷ lệ khung hình trong trò chơi quá thấp? Máy bị “lag” khi đang làm việc với nhiều ứng dụng? Máy bắt đầu nóng và hoạt động hơi ồn? Câu trả lời của mỗi câu hỏi trên có thể được giải quyết bằng cách nâng cấp một thành phần phần cứng khác nhau.

Thực tế là không có lời khuyên chung cho mọi người. Vì vậy, nếu bạn đang lên kế hoạch để nâng cấp, hãy nhắm đến một mục đích cụ thể với một giải pháp riêng cho mình. Lưu ý là một số nâng cấp đáng để làm chẳng hạn như chuyển từ ổ đĩa cứng HDD sang ổ thể rắn SSD. Việc nâng cấp này sẽ cải thiện đáng kể hiệu năng cho máy tính hay ít nhất là sẽ cắt giảm thời gian khởi động máy tính. Ngoài ra, nên nhớ là máy tính càng nhiều RAM càng tốt.

 
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang